Equalizer là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và căn chỉnh Equalizer (EQ)

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem Equalizer là gì? Và nó có chức năng như thế nào?

Equalizer là gì? nó là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong một dàn âm thanh hoàn chỉnh cũng như trong một hệ thống âm thanh ô tô. Tuy nhiên nó lại rất khó tùy chỉnh với những người chưa biết nhiều và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh.

EQ là viết tắt của Equalizer, Equalization phiên dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “sự cân bằng”, nhưng mà cân bằng cái gì? Đó chính là việc cân bằng, bù trừ các tần số. Mà tần số là gì ? Tần số là số lần cùng một hiện tượng lập lại trên một đơn vị thời gian!

Các bạn hiểu đơn giản mọi âm thanh phát ra đều do dao động, khi có dao động thì có tần số xuất hiện. Có ví dụ đơn giản các bạn lấy đàn guitar ra và gãy vào dây 6 (dây có âm trầm nhất – to nhất) sẽ thấy phát ra âm thanh và dây 6 đó dao động liên tục đến khi tắt dần, còn khi gãy vào dây số 1 (dây mỏng nhất) sẽ phát ra âm thanh cao hơn hẵn và ít rung hơn( do bước sóng ngắn lại) -> Chúng ta có khái niệm căn bản: âm trầm thì dao động ít( tần số thấp), âm cao thì dao động nhiều( tần số cao).

Vậy thì ....

Equalizer là một thiết bị có thể thay đổi, bù trừ tín hiệu âm thanh đi qua, theo nguyên lý tăng hoặc giảm tín hiệu của từng dải tần. Một âm thanh được phát ra sẽ trải rộng ở nhiều dãi tần, nhưng không phải dãi tần nào cũng hay và thuận tai nên đôi khi chúng ta cần tăng/giảm/loại bỏ dãi tần cần thiết. Dĩ nhiên lúc này thứ mà chúng ta cần là anh bạn EQ, ảnh sẽ can thiệp vào các dãy tần theo ý người chỉnh.

Ví dụ như 1 bản nhạc với nhiều nhạc cụ nếu được cắt bỏ tần số thừa thải và nâng những phần cần thiết thì sẽ tạo được cảm giác hòa quyện với nhau, trong trẻo và sạch sẽ. Còn không thì bản nhạc có thể bị các vấn đề như: tiếng bị đục (do các âm thanh rác chồng lên nhau gây ồn/ xung đột làm giảm chất lượng), overload/clip (quá tải, tiếng bị vỡ)..... 

Không có một công thức EQ nào giúp tạo ra âm thanh tuyệt vời cả nên việc mixing EQ cũng là một nghệ thuật. Mỗi người tùy chỉnh sẽ cho ra 1 sắc thái âm thanh khác nhau.

Tiếp tục nào, cái này mới là cái quan trọng này...

Các thuật ngữ, tính năng và cách căn chỉnh Equalizer khi sử dụng:

Band: là vùng tần số bị tác động bởi EQ, mỗi một vùng bị tác động gọi là 1 EQ band.

Chức năng của các cần gạt

25 hz-50 hz:

1. Tăng để cho các nhạc cụ tần số thấp thêm đầy đặn hơn

2. Giảm để bớt âm “um” của bass ,tăng âm bồi và để nghe tiếng bass rõ hơn trong bản Mix.Thường thực hiện với tiếng Bass to trong nhạc Rock

100 hz:

1. Tăng để cho các nhạc cụ tần số thấp nặng hơn

2. Tăng để cho tiếng Guitar,Snare đầy hơn

3. Tăng để cho tiếng Piano ,kèn ấm hơn

4. Giảm để bớt âm “um” của guitar và làm cho tiếng Guitar rõ hơn

200 hz:

1. Tăng để cho giọng hát đầy đặn hơn

2. Tăng để cho tiếng guitar và trống snare đầy hơn(cứng và nặng hơn)

3. Giảm để bớt âm đục giọng hát và các nhạc cụ có tần số trung bình

4. Giảm để bớt tiếng còng của “cymbols”

400 hz:

1. Tăng để cho tiếng Bass rõ hơn khi âm lượng ở mức nhỏ

2. Giảm để bớt âm thanh như đánh trên mặt giấy bìa cứng của các loại trống có âm vực thấp(kicks,toms)

3. Giảm để tăng không gian(ambiance) cho cymbals

800 hz:

1. Giảm để cho tiếng bass chắc(punch) rõ hơn

2. Giảm để loại bỏ âm sắc thiếu tự nhiên của guitar(cheap sound)

1,5 Khz:

1. Tăng để cho âm bass rõ hơn và có tiếng gẩy (pluck)

2. Giảm để loại bỏ âm thanh đục của Guitar(dullness)

3 Khz:

1. Tăng để cho âm bass có tiếng khẩy dây

2. Tăng để cho tiếng Guitar điện và thùng nghe đánh rõ hơn(more attack)

3. Tăng để cho phần âm thấp của Piano nghe rõ hơn

4. tăng để cho giọng hát rõ và cứng hơn

5. Giảm để tăng tiếng gió,âm nhẹ của giọng hát nền

6. Giảm để che giọng hát,tiếng Guitar bị lạc giọng

5 Khz:

1. tăng để cho giọng hát rõ hơn

2. tăng tần số thấp của tiếng trống kick ,toms nghe rõ hơn(low frequency drum attack)

3. Tăng để cho tiếng bass có â m thanh ngón tay rõ hơn(finger sound)

4. Giảm để cho giọng hát nền nghe xa hơn

5. giảm để làm dịu tiếng Guitar mỏng

7 Khz:

1. tăng để cho tiếng trông thếm chắc hơn,thêm âm thanh metal

2. tăng để bộ gõ nghe rõ hơn

3. tăng đối với giọng hát đục

4. giảm để bớt âm xì” của giong jhát

5. tăng để thêm sắc cho sythnersizer,gui tar thùng,gui tar và piano

10 Khz:

1. tăng làm cho giọng hát trong sáng hơn

2. tăng để nghe piano và guitar thùng sáng thêm

3. tăng để tiếng symbal nghe cứng hơn

16 Khz-20Khz:

Giảm từ 0 dB trở xuống cho bớt tiếng hú

"Carvina - Chuyên âm thanh ô tô - âm thanh xe hơi "

Xem thêm: DSP là gì? DSP có chức năng như thế nào trong âm thanh ô tô?

High-Pass và Low-Pass filter
- High-PassLow-Pass filter là 2 Tính năng thường rất hay dùng nhất trong Equalizer. High và Low pass filter thường cắt từ từ và trong khoảng -6 dB trên một octave (quãng tám), -12 dB trên octave hay thậm chí -18 dB trên một octave.
+ High-Pass filter (còn gọi là Low-cut filter - lọc cắt đi các tần thấp) có nghĩa là bất cứ tín hiệu ở dưới dải tần chỉ định sẽ được giảm đi, chỉ để các tần cao đi qua tại điểm được chọn.
+ Low-pass filter (còn gọi là High-cut filter - lọc cắt đi phần cao) Dùng để lọc bỏ đi các tần cao, chỉ để các tần thấp đi qua tại điểm được chọn (gọi là điểm cut-off).

Low-Pass-filter-EqualizerLow-pass filter trong Equalizer

Lưu ý: ta nên sử dụng tính năng này khi muốn cắt đi phần trầm hoặc cắt đi phần cao.
Ví dụ: khi đưa một bản nhạc mix ra nghe ở hệ thống âm thanh biểu diễn có thể sẽ gặp phải những tiếng ù ở loa siêu trầm (Subwoofer) bởi những tần số quá trầm xuất hiện trong bản nhạc. Khi ấy sẽ sử dụng High-pass filter để lọc đi phần trầm từ 40hz trở xuống chẳng hạn. Hoặc trong khi thu âm, cũng có thể dùng High-pass filter để cắt đi phần trầm, hoặc dùng Low-pass filter để cắt đi tần số cao khi thu âm tiếng guitar bass, như vậy sẽ làm cho bản nhạc mix cuối cùng sạch sẽ và hoàn hảo hơn.

Shelving filter (lọc đa tần)
- Shelving filter là chức năng dùng để chỉnh đồng thời hàng loạt các tần số xung quanh tần số đã chỉ định làm tăng (và giảm) cường độ tín hiệu của tần số ở phạm vi rộng. Dạng lọc Shelving filter ngoài nút chỉnh tần số còn một nút để chỉnh tăng hay giảm. Như ở trên High-pass hay Low-pass dùng để cắt đi các tần số dư hơn là tăng. Còn Shelving filter dùng khi ta muốn tăng nhiều giải tần cùng lúc.
- Cơ chế hoạt động của Shelving Filter không làm tăng hoặc giảm tín hiệu ngay lập tức mà sẽ tăng dần dần mức độ đến mức yêu cầu, sau đó chuyển thành đường thẳng.

+ Shelving Low: tất cả dãy tần bên phải điểm được chọn (dãy tần trầm) sẽ tăng/ giảm cường độ.
+ Shelving high: tất cả dãy tần bên trái điểm được chọn (dãy tần cao) sẽ tăng/ giảm cường độ.

Shelving-filter

Shelving-filter

Ví dụ: Khi người điểu khiển sử dụng Shelving filter chỉ định một giải tần nào đó (chẳng hạn 400Hz) thì các tần số từ 400Hz trở xuống sẽ tăng lên đồng loạt nếu chọn Shelving low, và ngược lại các tần số trên 400Hz cũng sẽ dần được tăng lên nếu chọn Shelving high.
Mặc dù chức năng Shelving filter hữu ích khi ta điều chỉnh tổng thể âm sắc của hàng loạt dải tần âm thanh, nhưng để tăng giảm cụ thể một tần số nào đó thì ta dùng Peak filter

Peaking filter
- Peaking Filter: Tùy chỉnh này sẽ giúp can thiệp cắt giảm/tăng cường một cách chi tiết và chính xác (theo dạng đỉnh) tại khu vực điểm được chọn vì ít ảnh hưởng các tần xung quanh. Lưu ý Peaking Filter chỉ can thiệp được điểm chọn theo dạng đỉnh nên phạm vi tác động khá hẹp.
- Bộ lọc Peaking filter cũng có 2 nút, một để chọn một tần số trung tâm nào đó, và nút kia để chỉnh tăng giảm tín hiệu. Peaking filter thường dùng khi cần xử lý chính xác tần số cụ thể không mong muốn như tiếng ồn, tiếng huýt, tiếng vo ve…

Peaking-filter

Ngoài các dạng lọc trên, ta còn thấy một số dạng có thêm tính năng như Band pass filter và Notch filter.
Band pass filter và Notch filter.
- Band Pass Filter: Đây là dạng đặc biệt của Peaking Filter thường dùng để tăng (boost) các tần số ở phạm vi rộng (do tính chất can thiệp không phải dạng đỉnh như Peaking Filter). Nguyên lý làm việc cũng tương tự như Peaking Filter dùng để lọc riêng ra tần số nào đó để tăng.
- Notch Filter: cũng tương tự như Band Pass Filter nhưng dùng chủ yếu để lọc bỏ/ cắt giảm tần số.

CARVINA.VN

Bài viết tương tự

.
.