Hẳn là chúng ta thường nghe đến DSP, hay thiết bị xử lý âm thanh DSP. Tuy nhiên để hiểu rõ ràng về DSP thì chắc là chưa. Vì vậy hôm nay CARVINA mang tới bài viết đầy đủ về DSP, DSP là gì, DSP có tác dụng như thế nào cho các bạn đọc hiểu thêm về thiết bị này.
Công nghệ DSP gần như là linh hồn của âm thanh xe hơi. Nó khắc phục những mặt hạn chế bất khả kháng của không gian xe hơi, giúp gần gũi hơn với âm thanh gia đình. Công nghệ DSP có từ lâu và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu người đam mê âm thanh 4 bánh.
Hiện nay công nghệ DSP được tích hợp ở một số đầu CD, DVD cao cấp, amply ở 1 số dòng xe sang. Hơn nữa thì có các cục dsp rời cho các bác muốn độ ở tầm cao hơn nữa. Một số đầu Android đời mới đắt tiền cũng được tích hợp.
1. DSP là gì? DSP là viết tắt của từ gì?
DSP - viết tắt của từ Digital Signal Processing, có nghĩa là xử lý tín hiệu số. Vậy thì... xử lý tín hiệu số là gì?
Xử lý tín hiệu số là việc xử lý những tín hiệu đã được biểu diễn dưới dạng chuỗi những dãy số. Xử lý tín hiệu số và xử lý tín hiệu tương tự là 2 phần của Xử lý tín hiệu.
Công nghệ xử lý tín hiệu số là công nghệ bùng nổ nhanh chóng trong ngành công nghiệp điện tử và viễn thông hiện nay. Xử lý tín hiệu số có nhiều ứng dụng đa dạng. Ví dụ như trong lĩnh vực điện tử y sinh, trong điều chỉnh động cơ diesel, xử lý thoại, các cuộc gọi điện thoại khoảng cách xa, xử lý tiếng nói, xử lý âm thanh, và tăng cường chất lượng hình ảnh và truyền hình. Các công nghệ nén MPEG hay WMV hiện nay đều dựa trên tiến bộ của công nghệ xử lý tín hiệu số.
Trong lĩnh vực âm thanh, DSP là bộ xử lý tín hiệu âm thanh tích hợp được nhiều tính năng. Sử dụng thông qua các phần mềm được cung cấp trên điện thoại hay máy tính từ các nhà sản xuất. Những công dụng nổi trội của thiết bị gồm:
- Phân chia dải tần số cho loa sub và loa toàn dải.
- Cân bằng âm sắc (Equalization) để loa thích ứng với từng không gian khác nhau.
- Giới hạn âm thanh, nhằm bảo vệ hệ thống loa của bạn.
- Đảo phase âm thanh nhằm triêt tiêu hoặc cộng hưởng âm thanh.
- Canh delay cho âm thanh của loa.
Bộ xử lý tín hiệu DSP được sản xuất bởi các thương hiệu khác nhau thì thường có một vài chức năng khác nhau để đáp ứng riêng cho từng nhu cầu của người sử dụng. Nhưng nói tóm lại thì DSP luôn có những tính năng cơ bản ở trên. Khả năng kết hợp nhiều chức năng như vậy sẽ giúp người sử dụng cải thiện chất lượng âm thanh tốt nhất có thể.
Đối với một fan hâm mộ thực sự của âm nhạc hoặc chỉ là một người đánh giá cao âm thanh cao cấp, DSP dường như không thể thiếu trong 1 hệ thống âm thanh hoàn chỉnh.
2. Ứng dụng của DSP
DSP (công nghệ xử lý tín hiệu số) là một công nghệ được sử dụng để thiết lập các vị trí lọc khác nhau và nhằm tránh can nhiễu. Các bộ lọc âm thanh audio tiêu chuẩn đưa ra một dải audio nhất định được gọi là dải thông(*). Để tránh can nhiễu giữa các kênh gần kề, máy thu tín hiệu analog truyền thống kết hợp với các bộ lọc dải hẹp cho phép nghe được tín hiệu ở dải thông hẹp hơn. Với dải thông hẹp, audio ở dải hẹp hơn từ các tín hiệu khác có thể ảnh hưởng đến tín hiệu mà bạn đang nghe. Chỉ có một vấn đề là do các vị trí bộ lọc hẹp nên các audio ở dải hẹp hơn có thể đi qua và tín hiệu sẽ phát ra tiếng như bị tắc. Một số bộ lọc CW dải cực hẹp đi qua audio quá nhỏ đến nỗi gần như không có tác dụng đối với các truyền dẫn thoại.
(*) Dải thông: độ rộng dải tần là mức chênh lệch giữa tần số cao nhất và thấp nhất có trên một kênh truyền thông. Phạm vi tần số này được đo bằng hertz (số vòng trên 1 giây). Ví dụ: các tín hiệu truyền thông dùng trong giao tiếp điện thoại có tần số giọng nói biến thiên từ 400 đến 3400Hz. Như vậy, độ rộng dải tần của giọng nói là 3000Hz. Độ rộng dải tần thường được dùng để chi lưu lượng của một hệ thống, nhưng nó chỉ liên quan gián tiếp đến lưu lượng đó. Tốc độ dữ liệu (data rate) hay dung năng (capacity) là một cách tốt hơn để chi lượng dữ liệu có thể đi qua một hệ thống. Dung năng của một kênh dữ liệu là số đo tốc độ truyền của nó, thường được đo bằng bps (bits per second: số bit trên một giây). Độ rộng dải tần càng lớn thì tốc độ truyền càng cao.
Có rất nhiều tính năng và đặc điểm khác nhau mà bạn cần lưu ý khi tìm hiểu về DSP (bộ xử lý tín hiệu số).
Time Alignment (Delay): Vì sóng âm lan truyền qua không khí tương đối chậm, có một sự khác biệt nhỏ giữa các loa khác nhau từ vị trí của người lái. Bằng cách trì hoãn âm thanh phát ra từ loa gần nhất, điều này cho phép sắp xếp lại âm thanh. Điều này sẽ loại bỏ hiệu ứng âm thanh phát ra từ phía sau và cải thiện đáng kể chất lượng âm thanh, cho phép bạn nghe nhạc như như ở khán phòng.
Crossover: Bộ lọc này loại bỏ các dải âm cao và thấp xấu, điều này có thể gây ra sự biến dạng trong âm nhạc và méo tiếng của loa trầm và loa treble (tweeter). Crossover tốt nhất bao gồm một phạm vi từ 20 Hz đến 20 kHz, vì đây là phạm vi nghe bình thường.
Equalization (EQ): Đây là một phần của hệ thống kiểm soát trực tiếp các tần số khác nhau của âm nhạc hoặc âm thanh phát ra từ nguồn của bạn. Số lượng các dải này có thể ở một số hoặc cao nhất là 30. Hãy lưu ý rằng trong khi một dải cao hơn cho phép bạn điều chỉnh tinh chỉnh tốt hơn, nó cũng đòi hỏi bạn phải thao tác nhiều hơn một chút. Riêng phần này thì khá phức tạp, CARVINA đã viết một bài viết chuyên sâu hơn giúp các bạn có thể tinh chỉnh âm thanh trong xe được tốt nhât, xem ngay tại bài viết dưới đây:
Xem thêm: Equalizer là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và căn chỉnh Equalizer (EQ)
Real-Time Anylazer (Trình phân tích theo thời gian thực): Thiết bị này thường được tích hợp vào DSP. Như tên gọi cho thấy họ cung cấp một chip phân tích thời gian thực của tín hiệu âm thanh và quang phổ. Khi thao tác tín hiệu từ nguồn phát, người dùng có thể có được một cái nhìn trực quan về mức độ thay đổi mà họ đang sử dụng khi thay đổi các thông số EQ.
Bluetooth: Mặc dù điều này có vẻ không quan trọng, nhưng có một thiết bị tương thích Bluetooth có thể cực kỳ hữu ích. Sau khi tải xuống phần mềm của nhà xản xuất, bạn có thể kết nối không dây thiết bị của mình. Điều này cho phép bạn điều khiển DSP của mình bằng điện thoại hoặc thiết bị thông minh khác.
Kênh tín hiệu: thông thường thì DSP sẽ có 4 kênh tương ứng với 4 loa cánh, và sẽ có thêm 1 kênh SUBWOOFER riêng. Cao cấp hơn thì sẽ có 6, 8, 10, 12 kênh. Theo đó chúng ta sẽ lựa chọn DSP phù hợp với xe của mình.
Âm thanh xe hơi được coi là chuẩn chủ yếu sẽ phát ra từ phía trước, trên mặt taplo (coi như ca sỹ đứng ở sân khấu hát) chứ không phải từ các loa, kể cả loa sub đặt ở tít đằng sau. Tốt nhất là bạn nên nhắm mắt để cảm nhận nguồn âm thanh đến từ đâu?
3. Bạn có thực sự cần DSP không?
Câu hỏi này có thể khó trả lời bởi vì nó liên quan đến việc bạn phải biết những gì bạn muốn từ hệ thống âm thanh xe hơi cao cấp của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn nên trả lời, điều đó sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi đầu mục. Bạn có muốn có 1 hệ thống âm thanh xe hơi cao cấp không? Nếu câu trả lời là có thì bạn là một người muốn tận dụng tối đa đầu tư của bạn để nâng cao chất lượng âm thanh cho xe của mình và lúc này DSP chắc chắn sẽ là một lựa chọn xứng đáng cho bạn.
Tất nhiên, 'cao cấp' có thể có nghĩa là những thứ khác nhau với những người khác nhau. Vì vậy hãy chia nhỏ thêm một chút nữa. Bạn có phải là người đã lắp đặt hệ thống loa thành phần trong xe của mình không?
Nếu thiết lập âm thanh xe hơi của bạn là nơi có nhiều hơn một hệ thống khuếch đại tại chỗ thì bạn nên lắp đặt một DSP. Bởi vì lúc đó bạn cần phải kiểm soát 1 hệ thống âm thanh phức tạp và lúc này một DSP sẽ giúp bạn làm điều đó một cách tương đối dễ dàng.
Một điều quan trọng khác cần xem xét là ngân sách của bạn. Không phải tất cả chúng ta đều được sinh ra với nguồn lực vô hạn, vì vậy hãy tự hỏi liệu bạn có tiền đầu tư vào một DSP cho hệ thống âm thanh xe hơi của bạn không? Câu hỏi cuối cùng có thể là câu hỏi quan trọng nhất. Bạn quan tâm đến chất lượng âm thanh bao nhiêu?
Đăng ký nhận tư vấn nâng cấp âm thanh miễn phí tại đây:
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NÂNG CẤP ÂM THANH MIỄN PHÍ
Xem thêm về hệ thống loa Harman Kardon Logic 7 trên Mercedes