Cách chống nóng ô tô và những lưu ý khi đi ô tô trời nắng nóng mà bạn cần biết

Để nói về cách chống nóng ô tô, đầu tiên em nói đến cách hạ nhiệt nhanh chóng cho xe, vì điều này khá quan trọng và cần thiết với nhiều bác nhất.

Sau đây là 9 Cách hạ nhiệt nhanh chóng cho xe khi trời nắng nóng bạn không thể bỏ qua.

các cách hạ nhiệt ô tô 1

Trước khi khởi động xe, hãy thử cách số 1. Với cách này, bạn sẽ tạo ra một luồng khí lưu thông qua 2 cửa, giúp xe đẩy hơi nóng ra ngoài và hạ nhiệt độ.

 

các cách hạ nhiệt ô tô 2

Đóng và mở thật nhanh cửa lái. Lặp lại thao tác này khoảng 8 lần, chiếc xe của bạn sẽ được hạ nhiệt đáng kể.

 

các cách hạ nhiệt ô tô 3

Bật điều hoà mà xe vẫn đứng yên một chỗ chưa chắc làm xe của bạn hạ nhiệt nhanh chóng. Bạn cần di chuyển để hệ thống có thể lấy gió ngoài hiệu quả hơn.

 

các cách hạ nhiệt ô tô 4

Đây là điều đương nhiên cần làm khi mới bắt đầu chạy xe. Ngoài ra, bạn cần chú ý bật chế độ lấy gió ngoài. Khi nhiệt độ bên trong thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, chuyển về chế độ gió tuần hoàn trong xe.

 

các cách hạ nhiệt ô tô 5

Hạ kính trong một hoặc hai phút để thổi khí nóng ra khỏi xe. Bật điều hòa để không khí lưu thông. Kéo cửa lên như vị trí ban đầu sau khi bạn cảm thấy nhiệt độ trong xe đã ổn.

 

các cách hạ nhiệt ô tô 6

Nắng là nguyên nhân chính làm tăng nhiệt độ, vì vậy hãy tìm một bóng dâm dưới một toà nhà, cây cối, trạm nghỉ chân,…

 

các cách hạ nhiệt ô tô 7

Tấm che có khả năng phản xạ lạ ảnh sáng mặt trời, giúp xe giảm đáng kể tác động của nhiệt độ bên ngoài.

 

các cách hạ nhiệt ô tô 8

Biện pháp này giúp không khí trong xe được lưu thông và cân bằng với nhiệt độ bên ngoài. Tuy nhiên cần cẩn trọng với trộm cắp hoặc khi thời tiết sắp mưa.

 

các cách hạ nhiệt ô tô 9

Hãy sử dụng ghế hoặc các loại bọc ghế sáng màu vì gam màu tối màu sẽ hấp thụ lượng nhiệt lớn hơn.

 

Sau các cách hạ nhiệt nhanh chóng cho xe, chúng ra đi vào các lưu ý khi đi ô tô dưới trời nắng nóng mà các bạn không thể bỏ qua:

1.Thay nước làm mát và dầu máy thường xuyên hơn

Những trục trặc dễ gặp khi nhiệt độ tăng cao là: Hệ thống nước làm mát (coolant) bốc hơi nhanh chóng, đường ống làm mát dễ bị nứt, két nước rò rỉ. Nước bốc hơi trong đường ống có thể làm liệt mối nối, thậm chí gây nổ. Máy nóng quá sẽ bị vênh mặt, thổi gioăng quy lát, động cơ hỏng, dẫn đến hiện tượng “bó máy” (chết máy) thường gặp.

Trời nắng còn làm dầu máy dễ bị hao hụt, biến chất hoặc rò rỉ. Thường xuyên xảy ra hiện tượng cạn hoặc cháy dầu, khiến động cơ ngưng hoạt động. Do đó, các chủ xe cần thường xuyên kiểm tra, thay nước và dầu máy sau mỗi 40.000km để máy móc vận hành tốt nhất.

 

2. Sử dụng điều hoà đúng cách

Không bật điều hòa khi chưa khởi động xe

Khi xe chưa nổ máy mà bật điều hoà ngay thì ắc-quy sẽ phải hoạt động để chạy quạt gió. Tình trạng này xảy ra thường xuyên, thì tuổi thọ của ắc quy sẽ giảm rất nhanh. Khi tắt máy mà chưa tắt điều hòa thì ắc-quy cũng bị ảnh hưởng do phải chịu tải đột ngột. Vì vậy, nên khởi động xe trước khi bật điều hòa và tắt điều hòa trước khi tắt máy.

Hạ cửa kính xe

Việc hạ kính cửa xe trước khi bật điều hòa giúp nhiệt trong xe thoát ra ngoài. Các bộ phận trên xe như bảng táp-lô, ghế da, ốp cửa và nhiều chi tiết khác đều làm từ nhựa. Những chi tiết này khi gặp thời tiết nóng sẽ toả ra mùi khó chịu.

Do đó, trước khi bật điều hòa, nên mở cửa kính xe, khởi động xe bật quạt gió để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong 5 phút, giúp không khí trong xe trở nên thông thoáng.

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Sau khi thực hiện các bước trên, khi bật điều hòa nên điều chỉnh nhiệt độ làm mát từ từ, không nên để ở mức làm lạnh cao nhất, sẽ khiến dàn lạnh hoạt động quá sức. Ngoài ra, do nhiệt độ quá chênh lệch so với bên ngoài khiến điều hòa hoạt động quá tải, dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu và mau hỏng. Ngoài ra, do nhiệt dộ chênh lệch, khi lên hoặc xuống xe bị ảnh hưởng đến sức khỏe như là bị viêm họng hoặc cảm.

Chọn chế độ lấy gió hợp lý

Có hai chế độ lấy gió cho điều hòa ôtô là gió trong và gió ngoài. Khi lấy gió trong, hệ thống sẽ tuần hoàn không khí trong ca-bin. Ở chế độ này điều hòa làm mát nhanh hơn, không bị ảnh hưởng bởi gió bụi hay mùi ở môi trường ngoài. Nhưng gió trong làm bí, dễ gây buồn ngủ. Ngược lại gió ngoài sẽ là gió tươi, làm mát chậm hơn nhưng khi đi qua đường bụi, chỗ có mùi thì không nên lấy gió ngoài.

 

3. Duy trì áp suất lốp xe hợp lý

Nhiệt độ của không khí trong những ngày hè cao điểm lên đến 40 – 50 độ C. Nhiệt độ mặt đường nhựa tiếp xúc trực tiếp với bánh xe, thậm chí còn cao hơn. Với nền nhiệt này, bánh xe rất dễ gặp sự cố, hư hại do áp suất lốp xe thay đổi. Lốp quá căng dễ gây tổn hại đến bộ phận giảm xóc, gây mất an toàn khi chạy với tốc độ cao. Lốp quá non thì chạy hao xăng và dễ cán đinh. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra để đảm bảo áp suất lốp xe luôn được duy trì ở chỉ số an toàn. Chỉ số này thường được ghi trên thành cửa phía ghế lái, nên bạn có thể mua thiết bị tự đo hoặc cho xe vào ga-ra để nhân viên kiểm tra và điều chỉnh.

Hiện tại cũng có khá nhiều mẫu đo áp suất lốp trên thị trường, chạy bằng điện hay pin mặt trời đều đang được các xế sử dụng rộng rãi. Các bạn có thể tham khảo thêm tại: Cảm biến áp suất lốp ô tô

Xem thêm cảm biến áp suất lốp cắm tẩu - CA02: TẠI ĐÂY

cảm biến áp suất lốp năng lượng mặt trờiXem thêm cảm biến áp suất lốp năng lượng mặt trời với giá khuyến mãi 1.299.000: TẠI ĐÂY

3. Ngoại thất ô tô và sơn xe

Do ánh nắng mặt trời có chứa tia tử ngoại cũng sẽ gây hại cho nước sơn của xe. Ngoại thất của xe cũng bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, bụi bẩn lẫn ở trong không khí, muối, mưa axit. Để bảo vệ cho nước sơn, xe cũng phải thường xuyên rửa sạch, hạn chế đỗ xe ngoài nắng và không trùm kín xe.

 

4. Ắc quy và hệ thống điện

Nhiệt độ tăng cao làm tăng tốc độ phản ứng hóa học bên trong ắc-quy, dẫn đến bị quá tải và làm giảm tuổi thọ. Ngoài ra, nhiệt độ nắng nóng còn làm bay hơi chất lỏng bên trong ắc quy.

Để cho ắc quy hoạt động hiệu quả và bền, nên kiểm tra hệ thống điện. Nếu ắc quy là loại nước, cần thường xuyên kiểm tra đặc biệt là trong thời gian nắng nóng kéo dài và châm thêm nước nếu cần thiết. Giữ vệ sinh và giữ các đầu cực sạch.

5. Vị trí đặt chai nước "Tử Thần" mà nhiều người mắc phải

Nếu bạn là một người có ô tô, thì tỷ lệ rất cao là bạn có thói quen để chai nước trong xe, đặc biệt là tiện tay để ở phía đầu xe hay bên cạnh ghế lái.

Bình thường thì không sao, nhưng nếu chiếc xe của bạn đang đỗ ngoài trời giữa trưa nắng thì cần phải nghĩ lại. Bởi vì, hậu quả của nó có thể giống hệt như bức hình dưới đây.

Lý do cực kỳ đơn giản thôi: Các chai nước thường có bề mặt hình cầu và làm từ nhựa trong suốt. Nếu nó đựng nước bên trong, cái chai có khả năng trở thành một thấu kính hội tụ.

Giữa trưa nắng, nhiệt độ trong xe có thể lên tới gần 60 độ C. Ánh nắng từ cửa sổ chiếu qua cái chai sẽ hội tụ vào một điểm và đẩy nhiệt độ lên cao hơn nữa.

Trên thực tế, việc chai nước trong xe gây hỏa hoạn cần khá nhiều yếu tố, nhưng không phải vì thế mà nó không xảy ra. Vậy nên, hãy từ bỏ thói quen này trước khi quá muộn. Hoặc nếu muốn để nước trong xe thì ít nhất hãy nhớ bọc kín nó lại, tránh để ở nơi quá lộ, dễ tiếp xúc với ánh Mặt trời.

 

 

Bài viết tương tự

.
.