19+ Lưu ý khi sử dụng, chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô

Khá nhiều người khi vừa tậu được một chiếc xe ô tô thường được khuyên một số mẹo chăm sóc chiếc xế yêu. Tuy nhiên, không ít những kinh nghiệm truyền khẩu lại mang kết quả ngược! Vì vậy hôm nay Carvina mang đến bài viết tổng hợp tất cả những lưu ý khi sử dụng, chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô

Đầu tiên chúng ta sẽ đến với những thói quen sử dụng xe ô tô tưởng tốt nhưng lại hại không tưởng:

1. Đổ nhiên liệu đầy bình
thoiquensudungoto-carvina

Nhiều người quan niệm khi đổ nhiên liệu thì nên nạp đầy bình để có thể đi được quãng đường xa hơn cũng như giảm số lần đi mua xăng/dầu. Tuy nhiên theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm sử dụng xe hơi, không nên đổ nhiên liệu đầy bình. Theo đó, trọng lượng của bình nhiên liệu khi đầy sẽ rơi vào khoảng 50 - 100 kg, trong khi nếu chỉ đổ khoảng 3/4 bình thì trọng lượng sẽ giảm nhẹ đi khoảng 20 - 50 kg, từ đó sẽ giúp cho hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu giảm 3 - 5%.

2. Đặt tay trên cần chuyển số
thoiquensudungoto-carvina 1

Đối với người sử dụng xe ô tô số sàn thường hay có thói quen đặt tay trên cần số để tránh mỏi tay. Nhưng thực tế khi đặt tay lên cần chuyển số, bạn sẽ đè một lực khá lớn lên ổ trục khiến cho hộp số nhanh bị hao mòn. Cách tốt nhất là nên để 2 tay lên vô lăng, vừa không gây hại lại vừa có thể kiểm soát được mọi tình huống bất ngờ xảy ra.

3. Ngắt côn liên tục
thoiquensudungoto-carvina 2

Xuất phát từ ý nghĩ ngắt côn liên tục để xe di chuyển nhẹ hơn và tiêu hao nhiên liệu ít hơn, tuy nhiên thực tế thói quen này của người lái sẽ khiến cho chất lượng hoạt động của hộp số ly hợp nhanh hỏng. Cùng với đó là hệ thống côn sẽ bị hư hỏng nghiêm trọng vì hao mòn.

4. Vào ga ở số N khi máy đang nguội

Nổ máy ngay tại chỗ 1 vài phút giúp động cơ nóng lên và mọi bộ phận hoạt động lưu thông hơn. Tuy nhiên các tài xế nên nhớ không được vào ga luôn khi máy đang nguội. Bởi nó sẽ khiến cho các bộ phận của động cơ buộc phải hoạt động đột ngột, dễ dẫn đến trục trặc và hư hỏng. Vì vậy hãy chúng ta hãy nổ máy tại chỗ một vài phút giúp cho động cơ sẽ bền hơn nếu xe khởi hành khi đã nóng máy. Dầu loãng hơn và sẽ chỉ mất rất ít thời gian để dầu chảy đến tất cả các bộ phận cần được bôi trơn của động cơ. 

5. Để hoa quả/nước hoa trong xe để khử mùi
thoiquensudungoto-carvina 3

Nhiều người có thói quen để hoa quả hay nước hoa trong ô tô để không gian xe có mùi thơm dễ chịu. Điều này không có gì sai nếu như xe luôn được vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên nếu như xe không được vệ sinh thì nguồn gốc phát ra mùi hôi vẫn còn và việc để hoa quả/nước hoa trong xe càng giúp cho các vi khuẩn gây mùi thêm phần sinh sôi, phát triển, gây hại cho sức khỏe của người sử dụng ô tô.

Đặc biệt việc để nước hoa trên xe ô tô cần thật cẩn trọng, nhất là trong những ngày nắng nóng để tránh trường hợp cháy nổ có thể xảy ra.

6. Thường xuyên dùng khăn khô để lau xe
thoiquensudungoto-carvina 4

Sau khi rửa xe, bạn có thể lấy khăn mềm để lau lại cho sạch và nhanh khô. Nhưng có không ít người lại có thói quen thường xuyên dùng khăn khô để lau xe hay bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Họ không biết rằng thói quen lau khô xe như thế này sẽ khiến cho lớp bóng bảo vệ sơn xe bị trầy xước.

7. Phun nước rửa mạnh khoang động cơ
thoiquensudungoto-carvina 5

Việc phun nước với áp suất mạnh để vệ sinh khoang máy sẽ khiến cho động cơ nhanh bị hỏng do nước ngấm vào hay các bộ phận bị bung ra. Kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe đúng nhất đó chính là dùng khăn mềm lau sạch qua các bộ phận của động cơ, sau đó dùng bình xịt chuyên dụng vệ sinh ô tô để tiến hành rửa khoang máy và cuối cùng là lau khô lại. Nếu như bạn không biết cách vệ sinh khoang máy động cơ ô tô tại nhà, hãy đưa xe đến các gara để kỹ thuật viên xử lý một cách chính xác.

Tiếp theo là những lưu ý khi sử dụng và chăm sóc xe ô tô 

8. Đừng chủ quan với thiết bị đo áp suất lốp

Nên thường xuyên kiểm tra áp suất lốp và không nên chỉ ước lượng bằng mắt mà nên có thiết bị đo chính xác.

Nếu bạn có một chiếc xe đời mới, có thể đã có hệ thống kiểm soát áp suất lốp ngay trong xe, và khi áp suất quá thấp, đèn cảnh báo sẽ chớp sáng trên táp-lô để nhắc nhở. Tuy nhiên, có một thực tế là trong hầu hết các trường hợp, khi đèn cảnh báo chớp sáng thì cũng là lúc áp suất lốp đã thấp hơn mức mà lẽ ra bạn không nên để xảy ra.

cảm biến áp suất lốp năng lượng mặt trời

Một lưu ý là nên kiểm tra áp suất lốp trước khi bắt đầu hành trình, tức là lúc nhiệt độ lốp thấp nhất, cho kết quả chính xác nhất. Mức áp suất chuẩn được in ngay trên lốp hoặc ở tấm kim loại bên trong cánh cửa bên ghế lái.

>> Xem thêm thiết bị: áp suất lốp năng lượng mặt trời 

9. Vệ sinh phanh sạch sẽ

Phanh ôtô được mệnh danh là thần hộ mệnh. Nó rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người trên xe. Chính vì nó quan trọng như vậy, nên chúng ta cần phải bảo dưỡng chăm sóc nó thường xuyên để tránh những tai nạn thiếu sót xảy ra.

Hệ thống phanh ô tô thường bị giảm độ phanh do các bụi bẩn và mạt vụn bám vào. Việc bạn cần làm ngay là vệ sinh sạch sẽ những thứ bụi bẩn đang bám trên đó. Bạn cần sử dụng dung dịch vệ sinh phanh để bảo dưỡng đĩa phanh và hệ thống phanh. Chai dung dịch vệ sinh phanh 3M đang được bán rất phổ biến với giá khoảng 150.000đ trên thị trường.

vệ sinh phanh ô tô carvinachăm sóc 

Ngoài ra chúng ta cũng nên kiểm tra phanh thường xuyên, nếu đã mòn quá mức thì chủ xe nên thay thế để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống phanh. Lưu ý, nên thay thế phanh đúng loại với xe để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

10. Rèn luyện kỹ năng đỗ xe
KINH NGHIỆM ĐỖ XE Ô TÔ CARVINA

Không phải tài xế nào cũng có kỹ năng đỗ xe tốt, đặc biệt là đối với cánh tài mới thì việc đỗ xe quả thực là vẫn đề khó nhằn. Thường thì nhiều người có thói quen sẽ giảm tốc độ và chuyển sang chế độ lùi rồi mới dừng hẳn xe. Tuy nhiên thì thói quen này chính là một trong những nguyên nhân khiến cho xe nhanh bị xuống cấp. Cách đỗ xe ô tô đúng nhất chính là giảm tốc độ khi lùi xe, sau khi dừng xe mới chuyển về số.

11. Hạn chế tăng tốc/phanh gấp đột ngột
kinhnghiemlaixeoto-b-9861

Khi lái xe ô tô nếu bạn thường xuyên tăng tốc hoặc đột ngột phanh gấp sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động của động cơ và hộp số cũng như các bộ phận liên quan đến hệ thống phanh. Chưa kể đến việc tăng tốc/phanh gấp đột ngột còn dễ gây ra tai nạn do những người xung quanh không kịp xử lý tình huống.

12. Quan sát các biểu tượng hiển thị trên cụm đồng hồ xe ô tô
kinhnghiemlaixeoto-b-c117

Trong quá trình lái xe, bạn nên vừa quan sát mọi tình huống diễn ra trên đường và đừng quên chú ý đến các thông tin hiển thị trên cụm đồng hồ. Khi có bất cứ vấn đề trục trặc liên quan đến xe ô tô, cụm đồng hồ sẽ phát sáng biểu tượng tương ứng. Điều bạn cần làm là dừng xe và kiểm tra bộ phận đó để có hướng xử lý phù hợp và tiếp tục cuộc hành trình.

13. Không chở đồ quá tải

Việc xe ô tô chở một lượng tải trọng lớn trong thời gian dài sẽ kéo theo chất lượng của loạt bộ phận như hệ thống treo, động cơ, lốp xe... giảm sút. Chưa kể đến sẽ khiến cho xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn và giảm khả năng kiểm soát mọi tình huống. Chính vì thế, tài xế cần nghiêm túc thực hiện trong việc chấp hành đúng tải trọng quy định của loại phương tiện mà mình điều khiển.

14. Kiểm tra hệ thống điện trên xe ô tô

Bạn cũng có thể tự kiểm tra và vệ sinh một số bộ phận của hệ thống điện. Cụ thể là bình ắc quy, hãy thường xuyên vệ sinh các cực bình ắc quy và đảm bảo chúng luôn được xiết chặt và tiếp xúc tốt.

Ngoài ra bạn cũng nên quan sát các đèn báo để biết tình trạng hoạt động của xe cũng như kiểm tra các hộp cầu chì trên xe.

15. Vệ sinh nội thất thường xuyên

Nội thất là nơi gần gũi với con người chúng ta nhất vì vậy bạn hãy vệ sinh thường xuyên cho nó. Bạn cần vệ sinh các chi tiết như bảng táp-lô, tay lái, trần xe, sàn xe, ghế da,... bằng các sản phẩm chuyên chăm sóc nội thất cao cấp như Sonax hoặc 3M để giữ cho nội thất luôn sạch sẽ bền đẹp.

Để tự tay dọn dẹp và đánh bóng nội thất cho chiếc xe của mình, bạn phải chuẩn bị một số dụng cụ sau:

Hai miếng bọt biển sạch
Một chai chất làm sạch nhựa
Một chai chất bảo vệ nhựa
Một tấm vải lau coton
Máy hút bụi
Một chiếc bàn chải
Sau khi chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ, chúng ta tiến hành các bước dọn nội thất:

Hút bụi cho xe:

Việc hút bụi bẩn sẽ giúp vệ sinh dễ dàng hơn và không bị các bụi bẩn bám lại sau khi vệ sinh. Bạn nên hút bụi sạch sẽ trên trần xe, sàn xe, các ngóc ngách bên cửa, khe ghế ngồi, taplo,... Sau khi hút bụi xong, hãy tiến hành vệ sinh từ trên xuống dưới.

hút bụi cho xe

Vệ sinh trần xe

vệ sinh trần xeViệc vệ sinh trần xe khá đơn giản. Bạn chỉ cần xịt chất làm sạch ra khăn và lau trần. Vì ít chịu tác động nên trần xe ít bẩn hơn các chỗ khác và dễ dàng làm sạch hơn.

Vệ sinh taplo, bảng điều khiển, tay lái:

Đây là các bộ phận thường xuyên chịu tác động nên dễ dính bẩn nhất. Bạn cần vệ sinh kỹ vô lăng, bảng điều khiển và các hộc chứa đồ. Hãy dùng chất làm sạch phun lên bề mặtvật dụng. Sau đó dùng miếng bọt biển lau qua rồi xịt một lượng chất bảo vệ ra tấm vải và lau lên các bề mặt và chờ khoảng 10 phút sau đó dùng vải sạch lau lại. Tiếp tục phủ lớp bảo vệ và lau lại cho đến khi cảm thấy các bề mặt đã sạch sáng bóng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vệ sinh ghế ngồi: Đối với ghế ngồi ta phải sử dụng chất làm sạch chuyên dụng cho từng loại chất liệu (da hay nỉ), bạn cần một chiếc bàn chải để đánh sạch các vết bẩn bám trên lớp da bọc bên ngoài.

Vệ sinh cửa xe: Các tấm ốp cửa cũng làm bằng nhựa và bạn có thể vệ sinh nó tương tự như taplo vậy. Có thể dùng bàn chải cùng khăn lau để cho tấm ốp cửa sạch sẽ và mới mẻ hơn và nhớ vệ sinh sạch sẽ các gioăng cửa nữa nhé.

Vệ sinh cốp xe: Cốp xe chủ yếu chứa các vật dụng gia đình vì vậy nó cũng không đến nỗi quá dơ. Bạn chỉ cần gom đồ đạc lại và hút bụi sạch sẽ là được.

Vệ sinh sàn xe: Sàn xe là khu vực dơ nhất trên xe tuy nhiên bạn cũng dễ dàng vệ sinh bằng cách hút bụi sau đó xịt hóa chất làm sạch và lau chùi sạch sẽ. Đối với sàn làm bằng nỉ nên dùng bàn chải để chà sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Sau khi dọn vệ sinh nội thất xong cần kiểm tra lại xem có chỗ nào xót không và tiến hành làm bổ sung. Nếu xong rồi thì tiến hành rửa xe và bạn sẽ có một chiếc xe bóng bảy mới mẻ hơn từ trong ra ngoài.

Cuối cùng là chúng ta phải bảo dưỡng xe ô tô thường xuyên, phần tiếp theo Carvina sẽ đưa tới những lưu ý cho việc bảo dưỡng xe ô tô này:

16. Kiểm tra lọc nhớt

kiểm tra lọc nhớt carvinaMỗi lần thay nhớt, xe ô tô đều cài đặt bộ đếm số km để tính mức dầu nhớt. Khi chạy đến số km đã định trước, xe sẽ phát tín hiệu cho chủ xe về tình trạng thiếu dầu nhớt, khiến các máy móc trên xe khó hoạt động. Lúc này là thời điểm để chủ xe mang xe đến garage để thực hiện bảo dưỡng ô tô, kiểm tra lọc nhớt.

Để thay nhớt, nhân viên kỹ thuật sẽ cho xe nâng lên và tháo ốc bộ lọc nhớt. Nhớt động cơ sẽ được xả vào thùng cho đến khi cạn sạch rồi mới kiểm tra lọc nhớt. Sau khi kiểm tra tình trạng lọc nhớt, một lượng nhớt vừa đủ sẽ được đổ vào bộ lọc. Lưu ý, nhớt động cơ vào xe phải đúng chủng loại theo nhà sản xuất, yêu cầu của khách hoặc theo trung tâm bảo dưỡng. Không châm nhớt kém chất lượng, ảnh hưởng đến các bộ phận, máy móc trong xe.

Ngoài ra, xe ô tô thường chỉ thay lọc nhớt sau khi thay nhớt lần thứ hai.

17. Vệ sinh lọc gió động cơ

Trong các bộ phận của xe hơi, lọc gió động cơ đóng vai trò quan trọng, giúp làm sạch không khí trước khi chúng hòa vào nhiên liệu đi vào buồng đốt. Khi lọc gió bị rách, bụi bẩn sẽ lọt qua và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của hệ thống động cơ, gây hư tổn cho máy. Trường hợp quá nhiều bụi bẩn ở bộ lọc gió, không khí sẽ bị ngẽn lại và không thể đi qua, làm thiếu không khí hòa trộn với nhiên liệu. Do đó, bạn cần phải bảo dưỡng ô tô định kỳ để kiểm tra lại bộ lọc sau thời gian dài hoạt động.

kiểm tra lọc gió động cơ

Thường thì xe chạy tầm 5000 km bạn nên kiểm tra và vệ sinh lọc gió 1 lần. Bạn nên yêu cầu nhân viên kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ bộ phận này. Công việc này khá đơn giản với nhân viên bảo dưỡng. Họ chỉ cần tháo bộ air và lấy lọc gió để kiểm tra. Nếu phát hiện bộ lọc quá bẩn và bị nghẹt, bạn nên đồng ý thay thế lọc mới đúng với lọc gió hiện tại của xe để đảm bảo động cơ vẫn luôn hoạt động tốt.

Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô của các chuyên gia, sau 50.000km, chủ xe nên thay lọc gió để đảm bảo không khí luôn sạch khi vào động cơ.

18. Vệ sinh lọc gió máy lạnh

vệ sinh lọc gió máy lạnh ô tô

Bên cạnh lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh cũng có ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng không khí bên trong khoang xe. Một khi lọc gió bị bụi bẩn nhiều sẽ đưa một luồng khí khó chịu vào bên trong xe, thậm chí là các chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Bởi cơ chế hoạt động của bộ phận này là giữ lại những bụi bẩn từ không khí bên ngoài trước khi đi qua dàn lạnh và vào trong xe.

Tại garage, nhân viên sẽ xác định vị trí lọc, thường nó sẽ nằm trong cabin hay phía ngoài trước kính xe, ngay dưới capo. Sau đó, họ sẽ tháo ra và vệ sinh lọc gió máy lạnh. Trường hợp quá dơ, nhân viên sẽ đề nghị chủ xe thay mới. Bộ lọc gió nên được thay mới sau 15.000 – 20.000km, hoặc sớm hơn do tình trạng đường sá hiện nay quá nhiều bụi bẩn.

19. Kiểm tra lọc xăng, các chất dung dịch khác của từng bộ máy trên xe

Kiểm tra nước rửa kính khi bảo dưỡng ô tô

Dầu hộp số, dầu thắng, dầu trợ lực lái, nước rửa kính và mực nước làm mát đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng về lượng dung dịch và chất lượng nhằm đảm bảo cho xe hoạt động tốt nhất.

Các mức dầu trên đều phải đầy đủ và tránh thiếu nước làm mát khiến động cơ giải nhiệt kém. Cùng với đó, kiểm tra các chi tiết này cũng giúp loại bỏ các cặn bẩn trong lọc xăng, giúp dễ dàng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.

Bảo dưỡng xe ô tô theo mốc km

Bên cạnh các bộ phận cần bảo dưỡng thường xuyên trên xe ô tô, bạn cũng nên nắm một số mốc km nhất định để bảo dưỡng xe ô tô định kỳ. Dưới đây là bảng bảo dưỡng xe ô tô theo cột mốc km được CARVINA tổng hợp:

Bảo dưỡng ô tô theo mốc km  Nội dung bảo dưỡng
5.000km

Thay dầu động cơ

Kiểm tra, bổ sung nước làm mát, nước rửa kính

10.000km

Thay dầu, lọc dầu  và vệ sinh lọc gió động cơ

Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực

Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe

Đảo lốp, nâng xe kiểm tra, xiết gầm

20.000 - 30.000km

Thay dầu, lọc dầu, vệ sinh lọc gió động cơ

Lọc gió điều hòa

Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực, dầu phanh

Kiểm tra toàn bộ hệ thống treo, rô tuyn, thanh cân bằng, cao su giảm chấn,...

Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe

Đảo lốp, nâng xe kiểm tra, xiết gầm

40.000km

Thay dầu, lọc dầu, lọc gió động cơ và thay lọc nhiên liệu

Thay bugi, dầu phanh, dầu côn, dầu trợ lực lái, dầu hộp số, dầu cầu, visai cầu sau với xe cầu sau hoặc xe 4WD

Thay nước làm mát, súc rửa két nước khi cần thiết

Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe, thay má phanh khi mòn 

Bảo dưỡng kim phun, họng hút, xúc rửa các te bằng hóa chất chuyên dụng

Kiểm tra xiết lại gầm, hệ thống treo, rô tuyn, thanh cân bằng, cao su giảm chấn (thay thế khi cần)

Đảo lốp xe, cân chỉnh độ chụm, cân bằng động bánh xe

Vệ sinh lọc gió điều hòa, kiểm tra ga điều hòa, bổ sung ga lạnh nếu thiếu

70.000 - 80.000km Kiểm tra các bước trên. Riêng với xe sử dụng cu-roa (đai) cam nên thay đai, bi tăng, bi tì. 

 

Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót cũng như chưa được đầy đủ hoàn toàn, vì vậy mong các bạn đọc góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Carvina chân thành cảm ơn !

>>> XEM THÊM: “Tất Tần Tật” về âm thanh ô tô, âm thanh xe hơi mà ai cũng phải biết

 

CARVINA.VN

Bài viết tương tự

.
.